24/09/2018
Hiện tượng mật ong sủi bọt
Việc gác kèo mật ong rừng, vắt ong thủ công, mật thành phẩm sẽ luôn bị lẫn phấn hoa và vi sinh vật có sẵn trong mật lẫn trong quá trình vắt ong của người thợ. Mật chưa được qua xử lí công nghiệp, chưa bao giờ là tốt và có thời hạn sử dụng cao hơn mật đã qua xử lí công nghiệp cả.

Mật ong rừng
tạo rất nhiều khí Gas vì mật ong rừng thường có
hàm lượng nước trong khoảng 24o đến 26o ở điều kiện bình
thường, vào mùa mưa nhiều, hàm lượng nước trong mật có thể lên đến 30o.
Và vì mật ong rừng chưa qua xử lí công nghiệp, nếu gặp thời
tiết thay đổi đột ngột, hoặc bảo quản mật trong môi trường nóng ( trên 35oC
), thì một ngày đẹp trời lọ mật bật tung nắp và trào bọt là chuyện hết sức bình
thường.
Do sự hoạt động của vi sinh vật có trong sáp ong, phấn hoa còn đọng lại khi mật
chưa được xử lí công nghiệp sẽ tạo ra khí CO2 ( hay mọi
người thường gọi là khí Gas ). Mật có hàm lượng CO2 để một thời gian sẽ có hiện
tượng mật bị Chua, đây là một phản ứng tự nhiên, vì vi sinh vật có trong mật sử
dụng các loại đường có trong mật làm thức ăn của chúng. Số lượng vi sinh vật
càng nhiều, sẽ càng làm thay đổi thành phần của mật !
Tuy nhiên, ở
mức hàm lượng nước trong mật thấp ( dưới 19o ) mật sẽ bão hòa và
việc này sẽ kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật. Có những lọ mật nhập khẩu từ
Châu Âu, để lâu ngày vẫn không nổ nắp hay sủi bọt, vì trước khi xuất ra thị
trường họ đã xử lí công nghiệp, và độ ẩm của những loại mật đó luôn thấp.
Nên việc gác kèo mật ong rừng, vắt ong thủ công, mật thành phẩm sẽ luôn bị lẫn phấn hoa và vi sinh vật có sẵn trong mật, cũng như vi sinh vật có trong quá trình vắt ong của người thợ. Mật chưa được qua xử lí công nghiệp, chưa bao giờ là tốt và có thời hạn sử dụng cao hơn mật đã qua xử lí công nghiệp cả.